Các cặp đôi có dự định gì cho ngày Valentine?
Đây là bước tiến quan trọng trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh theo chuẩn mực thực hành của Ủy ban Quốc tế về an toàn người bệnh (Tổ chức JCI).Chương trình PRIME được triển khai tại BV ĐHYD TP.HCM từ tháng 7.2024, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc. Đây là sự hợp tác giữa các chuyên gia từ Tổ chức JCI Mỹ và Công ty BD, nhằm chuẩn hóa thực hành tiêm truyền theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau 10 tháng triển khai, gần 1.000 điều dưỡng, dược sĩ và nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn đã được đào tạo, với gần 200 huấn luyện viên nòng cốt nhận chứng nhận PRIME Champions. BV ĐHYD TP.HCM là đơn vị hoàn thành chương trình trong thời gian ngắn nhất so với các bệnh viện khác tại Việt Nam.Phát biểu tại buổi lễ, PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc BV ĐHYD TP.HCM, cho biết: "Bệnh viện trân trọng cảm ơn các cố vấn từ Tổ chức JCI và các chuyên gia của Công ty BD đã đồng hành trong chương trình PRIME. Thành quả đạt được là minh chứng cho tinh thần đoàn kết và nỗ lực không ngừng của tập thể bệnh viện trong việc duy trì, cải tiến và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn người bệnh. Chúng tôi cam kết tiếp tục đổi mới, hướng đến mô hình chăm sóc chuẩn mực, tiên tiến và khác biệt, tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng và nâng cao mức độ an toàn cho người bệnh".Theo TS ĐD Nguyễn Thị Hồng Minh, Trưởng phòng Điều dưỡng, BV ĐHYD TP.HCM là bệnh viện đại học đầu tiên tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á triển khai thành công chương trình PRIME JCI với quy mô 1.000 điều dưỡng tham gia. Đây cũng là bệnh viện tiên phong với quy mô triển khai lớn nhất toàn quốc, gần như đáp ứng tuyệt đối các yêu cầu của Tổ chức JCI. Thành công này chính là nhờ vào sự quyết tâm và ủng hộ của Ban Giám đốc Bệnh viện, sự đồng lòng của lãnh đạo các phòng/khoa/đơn vị và sự nỗ lực từ mỗi viên chức bệnh viện.TS Jeannell M. Mansur, Cố vấn cao cấp của Tổ chức JCI, Giám đốc chương trình PRIME JCI, gửi lời chúc mừng đến BV ĐHYD TP.HCM, cho biết: "Ngay từ những ngày đầu triển khai, bệnh viện đã khẳng định quyết tâm và cam kết mạnh mẽ trong việc tuân thủ và hiện thực hóa các tiêu chuẩn JCI vào thực tiễn chăm sóc. Tôi tin tưởng rằng bệnh viện sẽ không chỉ duy trì mà còn liên tục cập nhật, cải tiến và phát triển chương trình, mở rộng phạm vi ứng dụng, nâng cao hiệu quả thực tiễn, góp phần xây dựng môi trường y tế an toàn, chất lượng và bền vững".TS Monnie Abraha, Cố vấn Tổ chức JCI, chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định kết quả hàng tháng về chương trình PRIME JCI tại BV ĐHYD TP.HCM, nhận định: "Bệnh viện không chỉ tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của chương trình mà còn chủ động đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn để liên tục cải tiến. Với đội ngũ nhân sự quy mô lớn và chuyên môn vững vàng, đây chính là nền tảng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của bệnh viện trong chương trình này".Việc thực hiện chương trình PRIME theo tiêu chuẩn của Tổ chức JCI là một chứng nhận quốc tế quan trọng, khẳng định chất lượng chăm sóc người bệnh an toàn và chuyên nghiệp tại BV ĐHYD TP.HCM. Chương trình PRIME được kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn khởi đầu liệu pháp tiêm truyền, bao gồm lựa chọn thiết bị phù hợp, kỹ thuật tiếp cận mạch máu như xác định vị trí, chuẩn bị da, đặt catheter, cố định, khóa và duy trì đường truyền. Đồng thời, chương trình đảm bảo quy trình chuẩn bị thuốc đạt tiêu chuẩn, từ môi trường, kỹ thuật chuyên môn, tính toán liều lượng đến an toàn khi xử lý thuốc độc hại. Việc quản lý sử dụng thuốc được thực hiện nghiêm ngặt, từ khâu kiểm duyệt chỉ định bởi dược sĩ, tính toán tốc độ truyền đến trách nhiệm theo dõi sau khi dùng thuốc. Ngoài ra, chương trình cũng tập trung kiểm soát các hệ quả không mong muốn như phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện và sai sót trong sử dụng thuốc, nhằm nâng cao an toàn cho người bệnh.Chương trình được triển khai tại hơn 50 bệnh viện trên toàn cầu, PRIME đã trở thành một chuẩn mực y tế quốc tế, và BV ĐHYD TP.HCM tự hào khi đạt được chứng nhận danh giá này. Thành công này tiếp tục khẳng định cam kết của bệnh viện trong việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng điều trị và mang đến dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế, an toàn và hiệu quả.Giải mã bí mật kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ
Ngày 8.1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6 (mở rộng), khóa XII nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tại hội nghị, bà Lê Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch LĐLĐ TP.HCM đã báo cáo một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp bộ máy của Công đoàn TP.HCM.Cụ thể, dự kiến sau khi sắp xếp, LĐLĐ TP.HCM sẽ còn 4 ban chuyên đề, giảm 3 ban so với hiện tại.Với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, số lượng sẽ giảm từ 23 xuống còn 5 đơn vị. Các đơn vị sự nghiệp sau khi sắp xếp sẽ hoạt động theo mô hình tự chủ và nhân sự tại đây không được tính vào biên chế được giao của LĐLĐ TP.HCM.Riêng với các đơn vị kinh tế, số lượng sẽ giảm từ 6 xuống còn 3 đơn vị trực thuộc.Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, dự kiến giữ nguyên mô hình LĐLĐ cấp huyện để tiếp nhận các công đoàn cơ sở từ các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc diện sắp xếp, cũng như công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện LĐLĐ TP.HCM.LĐLĐ cấp huyện cũng có trách nhiệm sắp xếp các công đoàn cơ sở trực thuộc phù hợp việc sắp xếp hệ thống chính trị cấp huyện và tương đương, theo chỉ đạo của cấp ủy địa phương.Đối với công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty và cấp trên tương đương, LĐLĐ TP.HCM dự kiến thành lập Công đoàn Cơ quan Đảng, đoàn thể, HĐND, tư pháp TP.HCM, đóng vai trò là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc LĐLĐ TP.HCM.Công đoàn này bao gồm 30 công đoàn cơ sở, với khoảng 6.901 đoàn viên thuộc các khối Đảng, HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tư pháp và báo chí, hiện đang trực thuộc Công đoàn Viên chức TP.HCM.Bên cạnh đó, LĐLĐ TP.HCM dự kiến thành lập Công đoàn Chính quyền TP.HCM là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc LĐLĐ TP.HCM, bao gồm 456 công đoàn cơ sở với khoảng 87.919 đoàn viên. Thành phần này được tiếp nhận từ các công đoàn cơ sở khối cơ quan hành chính - ban quản lý, các công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty và cấp trên tương đương dự kiến giải thể, cùng với các công đoàn cơ sở tại Sở GD-ĐT, Sở Y tế, và các trường đại học, cao đẳng trực thuộc toàn diện LĐLĐ TP.HCM.Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM sẽ tiếp nhận các công đoàn cơ sở tại Khu công nghệ cao và trong doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 50% vốn điều lệ từ các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở dự kiến giải thể, có trụ sở đơn vị đang nằm trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hoặc khu công nghệ cao.LĐLĐ TP.HCM cũng dự kiến giải thể 23 công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty và cấp trên tương đương và sắp lại theo kế hoạch đối với các công đoàn cơ sở trực thuộc.Đối với công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện, LĐLĐ TP.HCM dự kiến giữ lại 10 công đoàn cơ sở hiện có. Đồng thời, tiếp nhận thêm 11 công đoàn cơ sở từ các bệnh viện tuyến đầu, trọng điểm trên địa bàn TP.HCM, cũng như tiếp nhận Công đoàn Cơ quan Đại học Quốc gia TP.HCM thành công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện LĐLĐ TP.HCM.LĐLĐ TP.HCM cũng dự kiến chuyển giao 58 công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện còn lại về Công đoàn Chính quyền TP.HCM; LĐLĐ cấp huyện hoặc công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố theo trụ sở đơn vị, doanh nghiệp trú đóng.Hiện LĐLĐ TP.HCM quản lý 46 công đoàn cấp trực tiếp trên cơ sở, bao gồm 22 LĐLĐ quận, huyện và TP.Thủ Đức cùng 24 công đoàn ngành, tổng công ty và tương đương.Ngoài ra, LĐLĐ TP.HCM cũng đang quản lý 19.324 công đoàn cơ sở với hơn 1,5 triệu công đoàn viên và có 365 cán bộ công đoàn chuyên trách.
Luật Đất đai có hiệu lực sớm góp phần phát triển kinh tế
Ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo - Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, giải thích: Hiện tại, không khí lạnh ở phía bắc tăng cường xuống phía nam với cường độ khá mạnh. Ở tầng thấp không khí lạnh khuếch tán sâu xuống phía nam, nhưng trên cao vẫn tồn tại nhiễu động gió đông cường độ yếu. Hai yếu tố này hình thành nhiều mây tầng thấp, nắng bị lớp mây chắn khiến cảm giác trời mịt mờ, tầm nhìn ngang giảm. Đến khoảng 9 giờ, bức xạ mặt trời tăng khiến mây tan dần, tầm nhìn tốt dần lên và từ trưa đến đầu giờ chiều vẫn xuất hiện nắng nóng. Chiều tối có khả năng xuất hiện mưa trái mùa nhưng chỉ là các đợt mưa rào nhẹ.TP.HCM mây thay đổi, ngày nắng có lúc gián đoạn, có mưa rào nhẹ cục bộ vào lúc chiều tối. Tại Nhà Bè, nhiệt độ cao nhất trong ngày 32,7 độ C, Tân Sơn Nhất nhiệt độ cao nhất khoảng 34 độ C.Đối với khu vực Nam bộ, mây thay đổi, ngày nắng có lúc gián đoạn, nắng nóng thu hẹp về diện và giảm về cường độ trên các tỉnh miền Đông so với 24 giờ trước. Một số nơi còn khả năng xuất hiện nắng nóng ở Bình Phước, Tây Ninh và An Giang. Chiều tối có mưa rào và giông vài nơi, cục bộ có mưa vừa. Khu vực miền Đông, nhiệt độ cao nhất tại Phước Long (Bình Phước) từ 35,3 - 35,5 độ C, Tây Ninh 35,2 độ C. Ở miền Tây, nhiệt độ cao nhất tại Châu Đốc (An Giang) 35,1 độ C.Trong ngày hôm qua, mưa trái mùa xuất hiện một số nơi ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang... với lượng phổ biến từ 10 - 24mm. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia từ khoảng đêm 17.3, bộ phận không khí lạnh đã báo ảnh hưởng đến khu vực phía đông Bắc bộ; sau đó ảnh hưởng đến khu vực bắc Trung bộ, phía tây Bắc bộ, Trung Trung bộ và một số nơi ở Nam Trung bộ. Nhiệt độ ở Bắc bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc bộ có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 13 - 16 độ C, vùng núi cao Bắc bộ có nơi dưới 10 độ C; Quảng Bình đến Huế phổ biến 16 - 18 độ C.
Chia sẻ với Thanh Niên sáng 6.2, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho biết thông tin về các cán bộ của đơn vị này xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ông Tùng, 5 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội; phó trưởng phòng thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra viên thuộc phòng thanh tra chính sách người có công và 1 thanh tra viên phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội. "Hiện đã có 5 người gửi đơn và 1 người đã báo cáo và xin nộp đơn vào ngày hôm nay 6.2. Người cao tuổi nhất xin về hưu sinh năm 1965 và người ít tuổi nhất sinh năm 1974", ông Tùng thông tin. Về lý do, các cán bộ thanh tra xin nghỉ hưu trước tuổi đợt này, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho hay, tất cả đều tự nguyện, xuất phát từ việc hưởng ứng chủ trương của Bộ Chính trị về tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy. "Với riêng tôi tư tưởng rất thoải mái, không hề lăn tăn, suy nghĩ thiệt hơn, mình là đảng viên đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH có động viên tôi cân nhắc ở lại, tuy nhiên tôi thấy mình đã cống hiến 30 năm cho ngành, chưa kể hơn 3 năm trong quân ngũ, giờ là lúc nghỉ ngơi để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động cống hiến. Nguyện vọng của tôi đã được Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung chấp thuận, tôi sẽ nghỉ hưu từ 1.3", ông Tùng bày tỏ. Ông Nguyễn Tiến Tùng được bổ nhiệm làm Chánh tra tra Bộ LĐ-TB-XH từ năm 2016. Ở tuổi 58, ông còn còn khoảng 4 năm mới đến tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Tại tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 5.2, tại phiên họp, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ, ngành và 3 cơ quan so với hiện nay.Theo đó, thành lập Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ LĐ-TB-XH.Cùng đó, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH hội sang Bộ GD-ĐT. Chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức về giảm nghèo chuyển từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Riêng nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an.
Nông dân đổi đời nhờ nuôi sò huyết
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27.1, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đáng chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.